Nhận định về Tần Thủy Hoàng trong lịch sử Tần_Thủy_Hoàng

Một bức tượng hiện đại của Tần Thuỷ Hoàng, gần các bức tượng đất sét trong lăng mộ ông.
Đoạn này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. (Tháng 5 năm 2019)

Trong truyền thống biên soạn lịch sử của Trung Quốc, Tần Thủy Hoàng luôn được miêu tả như một vị vua tàn bạo, người bị ám ảnh bởi các vụ ám sát. Sau này, ông bị các nhà sử học Khổng giáo lên án việc ông cho đốt sách và chôn sống Nho sĩ. Họ cuối cùng đã biên soạn danh sách Mười tội ác của Tần để làm nổi bật hành động bạo ngược của Thủy Hoàng.[cần dẫn nguồn]

Nhà thơ và chính khách nổi tiếng đời nhà Hán là Giả Nghị kết luận bài viết Kiều Tần Di (过秦论) của mình với những gì đã trở thành bản án Nho giáo tiêu chuẩn trong những lý do cho sự sụp đổ của nhà Tần. Bài viết của Giả Nghị, được ngưỡng mộ như kiệt tác của thuật hùng biện và lý luận, đã được chép trong 2 tác phẩm lịch sử đời Hán và đã có ảnh hưởng sâu rộng về tư tưởng chính trị Trung Quốc như một minh hoạ cổ điển của lý thuyết Nho giáo.[76] Ông cho sự tan rã của Tần là do sự thất bại trong việc biểu thị nhân tính và sự công bằng, và không nhận ra sự khác biệt giữa sức mạnh tấn công và sức mạnh để củng cố.[77]

Tuy nhiên, các sử gia phương Tây nhìn nhận ông là một trong những nhân vật kiệt xuất trong mọi thời đại.[cần dẫn nguồn] Ông chỉ xưng đế sau khi thống nhất hơn 10 năm mà làm cho Trung Hoa thống nhất về mọi mặt, mở mang thêm bờ cõi, trở thành một đế quốc lớn thời cổ đại. Ngày nay cái tên "China" hay "Sino" mà người phương Tây dùng để gọi Trung Quốc đều xuất phát từ phiên âm chữ "Tần" (Sin) mà ra.[cần dẫn nguồn]

Trong thời hiện đại, những đánh giá lịch sử về Hoàng đế đầu tiên khác với sử học truyền thống Trung Quốc đã bắt đầu xuất hiện. Các đánh giá lại này được thúc đẩy bởi sự yếu thế của Trung Quốc trong nửa cuối của thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, cùng việc truyền thống Nho giáo tại thời điểm đó bắt đầu được nhìn thấy bởi một số người như là trở ngại cho sự hòa nhập của Trung Quốc vào thế giới hiện đại, mở đường cho việc thay đổi quan điểm.[cần dẫn nguồn]

Trong thời gian lãnh thổ Trung Quốc xâm phạm bởi các quốc gia nước ngoài, Quốc Dân Đảng nhấn mạnh vai trò của Tần Thủy Hoàng trong việc đẩy lui các bộ tộc phương Bắc, đặc biệt là trong việc xây dựng Vạn lý trường thành.[cần dẫn nguồn]

Một nhà sử học tên là Mã Phi Bách (馬非百) đã cho xuất bản một tiểu sử xét lại về Hoàng đế đầu tiên mang tên Tần Thủy Hoàng Đế Truyền (秦始皇帝传) vào năm 1941, gọi ông là "một trong những anh hùng vĩ đại của lịch sử Trung Quốc". Ông so sánh Thủy Hoàng với các nhà lãnh đạo đương đại Tưởng Giới Thạch và nhìn thấy nhiều điểm tương đồng trong sự nghiệp, chính sách của họ, vốn là hai người mà ông ngưỡng mộ. Cuộc chiến tranh Bắc phạt cuối những năm 1920 trực tiếp dưới sự chỉ đạo chính phủ Quốc Dân Đảng tại Nam Kinh được so sánh với sự thống nhất mang lại bởi Tần Thủy Hoàng.[cần dẫn nguồn]

Một bức tượng hiện đại của Hoàng đế đầu tiên

Với sự ra đời của Cách mạng Cộng sản và sự ra đời của chính quyền mới vào năm 1949, một sự nhìn nhận mới về Tần Thủy Hoàng được nổi lên với góc nhìn phê phán của chủ nghĩa Marx. Điều này được minh họa trong Trung Hoa Sử ký toàn thư, được biên soạn vào tháng 9 năm 1955 như là một bản tóm lược lịch sử Trung Quốc. Công trình này mô tả những bước tiến lớn của Tần Thủy Hoàng theo hướng thống nhất và tiêu chuẩn hóa vì lợi ích của nhóm cầm quyền và tầng lớp thương gia, không phải là vì quốc gia hay nhân dân, và sự sụp đổ của triều đại của ông sau đó là một biểu hiện của đấu tranh giai cấp. Các cuộc tranh luận vĩnh cửu về sự sụp đổ của nhà Tần cũng được giải thích dưới góc nhìn của chủ nghĩa Marx: nông dân nổi dậy chống lại sự đàn áp - một cuộc nổi dậy làm suy yếu triều đại nhà Tần, nhưng thất bại vì sự thỏa hiệp với "tầng lớp địa chủ".[cần dẫn nguồn]

Tuy vậy, từ năm 1972, một quan điểm khác tương ứng với tư tưởng Mao Trạch Đông lại được nổi lên khắp Trung Quốc. Việc đánh giá lại được khởi xướng bởi tiểu sử Tần Thủy Hoàng của Hồng Sĩ Đệ. Nghiên cứu được xuất bản bởi báo chí nhà nước này được phổ biến đại chúng và đã bán được 1,85 triệu bản trong vòng hai năm.[cần dẫn nguồn] Trong thời đại mới, Tần Thủy Hoàng được xem như là một nhà lãnh đạo nhìn xa trông rộng, tiêu diệt sự chia rẽ và thành lập nhà nước tập trung đầu tiên. Các thuộc tính cá nhân, chẳng hạn như cuộc tìm kiếm của ông cho sự bất tử, được nhấn mạnh trong sử học truyền thống, gần như không được đề cập.[cần dẫn nguồn] Các đánh giá mới mô tả trong thời gian trị vì của mình (một kỷ nguyên thay đổi lớn về chính trị và xã hội), ông không ngần ngại sử dụng vũ lực để trấn áp các thế lực phản động, như đã làm với "kẻ chủ nô" Lã Bất Vi.[cần dẫn nguồn] Tuy nhiên, ông bị chỉ trích là không còn cẩn trọng như ông đã từng làm thời Chiến Quốc, và kết quả là, sau khi ông chết, những thế lực phá hoại tiềm ẩn dưới sự lãnh đạo của hoạn quan Triệu Cao đã có thể thu được quyền để khôi phục lại trật tự phong kiến cũ.[cần dẫn nguồn]

Thêm vào đó, một lý giải khác cho sự sụp đổ nhanh chóng của triều đại nhà Tần được đưa ra trong một bài báo mang tên "Cuộc đấu tranh giai cấp trong thời kỳ giữa Tần và Hán" trong số ra năm 1974 của tờ Cờ Đỏ nhằm thay thế cho những lý giải cũ. Lý giải mới cho rằng nguyên nhân gây ra sự sụp đổ của nhà Tần là nằm trong sự thiếu triệt để của "chế độ độc tài của Tần Thủy Hoàng với những thế lực phản động, đến mức cho phép chúng thâm nhập sâu vào các cơ quan quyền lực và chiếm lấy các vị trí quan trọng".[cần dẫn nguồn]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tần_Thủy_Hoàng //nla.gov.au/anbd.aut-an36592738 http://ent.sina.com.cn/r/m/2003-11-10/0821230366.h... http://news.sina.com.cn/c/2005-07-26/15497329339.s... http://www.blockbuster.com/browse/catalog/movieDet... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/540412 http://big5.cctv.com/news/ttxw/20011225/100002.htm... http://www.chinawikipedia.com/chinahistory.html http://www.digitaltrends.com/gaming/civ-vi-china-p... http://documentarystorm.com/history-archaeology/th... http://www.filmsufi.com/2009/10/hero-zhang-yimou-2...